Tổng số lượt xem trang

Powered By Blogger

Tìm kiếm Blog này

Trang

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) là vị cao tăng thời Lý. Tên thật của ông là Lý Trường. Mãn Giác đại sư là pháp danh do vua Lý Nhân Tông tặng khi ông viên tịch.

Đương thời ông thường được gọi là Sùng Tín Trưởng lão. Thiền sư là con ông Viên ngoại lang Lý Hoài Tố và là học trò của Quảng Trí Thiền sư. Là người có tài trí nên ông được vua kén chọn vào dạy Thái tử Càn Đức (1071). Sau này Thái tử lên ngôi (tức là Lý Nhân Tông) rất trọng đãi thầy học, sai dựng chùa Giác Nguyên ở cạnh cung Cảnh Hưng cho ông trụ trì để tiện việc hỏi han và bàn bạc chính sự. Ông được vua đặt tên là Hoài Tín và phong là Nhập nội đạo tràng.

Mãn Giác Thiền sư là người uyên bác cả Nho, Phật. Trước khi vào cung dạy học được nhiều học trò theo học và trở thành một thần tượng trong thế hệ thứ 8 dòng Thiền Quang bích. Nói đến Mãn Giác Thiền sư hầu như ai cũng nhớ về “Đêm qua sân trước một nhành mai”:

Đại sư Mãn Giác mất năm 1096 đời Lý Nhân Tông khi mới 44 tuổi. Trong phút lâm chung, trước đầy đủ các sư tăng, Thiền sư đọc một bài thơ:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thư­ợng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt: việc đi mãi
Trên đầu: già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai)

Đọc xong, người qua đời. Ý tuởng bài thơ thật rõ ràng, mạch lạc, súc tích, rất thiền mà cũng rất thi sĩ. Đây là bức ký hoạ tươi tắn, hay một câu hỏi đau đáu về lẽ tử sinh của đời người mà biết bao thế hệ phải trăn trở? Vượt lên triết lý tuần hoàn của nhà Phật, lẽ sống đã được quan niệm một cách mới mẻ, lạc quan: sự sống là bất diệt!

Đó là di chúc của vị chân sư đối với hết thảy mọi người. Những ai “tu hành” như vậy cũng sẽ đều được nên chính giác, mãn giác, có thể vượt ra ngoài cuộc sinh hoá của trời đất, cũng giống như cành mai ấy.

Giá trị toàn diện của bài thơ đã đi vào cõi trường sinh.

Không có nhận xét nào: